Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
90835

Bệnh Tay - Chân - Miệng và cách phòng bệnh

Ngày 06/10/2023 21:05:07

Theo Bộ Y tế, thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận trên 10 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng(T-C-M)trong đó có 3 trường hợp tử vong.Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Theo như chu kỳ hàng năm, số ca mắc tay chân miệng thường đạt đỉnh đợt thứ nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và đợt dịch thứ hai rơi vào khoảng độ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ lây lan của bệnh khá nhanh, đôi khi trở nên nguy hiểm với các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... nguy cơ bé có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Hiện bệnh này chưa có vắc xinphòng bệnh. Dự báo số mắc tay chân miệng (T-C-M) có nguy cơ gia tăng do tính chất lây truyền, đặc biệt trong các trường mầm non, nhà trẻ.

1. Vậy bệnh tay - chân - miệng là gì:

Bệnh (T-C-M) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên dễ dàng bị nhiễm các virus gây bệnh.Tuy nhiên trên thực tế, những trẻ lớn hơn và ngay cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay - chân - miệng ở trẻ

Một điều may mắn là hầu hết cácdấu hiệu của bệnh( T-C-M) ở trẻ đều rất dễ nhận biết, bao gồm:

+Tổn thương ở da: Xuất hiện mụn nước, da rát đỏ ở một vài vị trí đặc biệt, như vùng họng (tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi), bỏng nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối...

+Sốt: Thường sốt nhẹ. Nếu cơn sốt cao mà các thuốc hạ sốt thông thường không có tác dụng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

+ Một số trẻ có biểu hiện đau miệng, mệt mỏi, nôn ói, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt, quấy khóc, ngủ hay giật mình, lơ mơ...

Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tránh tình trạng lây lan cho cộng đồng, người lớn cần phải chủ động cách ly trẻ mắc bệnh và chỉ cho trẻ đến trường khi đã hoàn toàn khỏi bệnh.

3. Bệnh Tay - chân - miệng lây qua đường nào?

Bệnh có thể lây trực tiếp và gián tiếp:

- Lây trực tiếp: Thông qua đường tiêu hoá khi các bé ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ trẻ mắc bệnh.

- Lây gián tiếp: Qua bàn tay hoặc cầm, nắm vật dụng bị nhiễm virus (thường là đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa), sau đó trẻ vô tình cho tay vào miệng.

Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ:

- Vệ sinh cá nhân kém: Là cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.

- Thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ ở nơi công cộng: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh do tính chất truyền nhiễm dễ lây lan.

4. Phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc xin điều trị bệnh đặc hiệu. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa nên đặc biệt chú ý khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống: Phải ăn chín, uống sôi.

- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn/ ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

- Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa...) với nước hoặc xà phòng, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại bằng nước sạch;

- Tránh tiếp xúc gần như ôm, hôn, dùng chung đồ với các trẻ khác cũng là một cách đểphòng bệnh tay chân miệng;

- Khi trẻ mắc bệnh không cho trẻ đi mẫu giáo, trường học hoặc những nơi đông người cho tới khi khỏi bệnh.

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo, lờ đờ, khó thở...;

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho rồi vệ sinh tay bằng nước và xà phòng;

- Khăn giấy, tã lót đã sử dụng cần được xử lý đúng cách, tránh vứt bừa bãi ra môi trường;

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần theo dõi sát và báo ngay cho y tế nơi gần nhất để có biện pháp theo dõi và xử lý.

- Tăng cường công tác tuyên tryền trên các phương tiên thông tin đại chúng về cách phòng bệnh(T- C-M)nói riêng và các bệnh dịch khác nói chung. Đặc biệtngành y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học.

Bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Bệnh Tay - Chân - Miệng và cách phòng bệnh

Đăng lúc: 06/10/2023 21:05:07 (GMT+7)

Theo Bộ Y tế, thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận trên 10 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng(T-C-M)trong đó có 3 trường hợp tử vong.Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Theo như chu kỳ hàng năm, số ca mắc tay chân miệng thường đạt đỉnh đợt thứ nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và đợt dịch thứ hai rơi vào khoảng độ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ lây lan của bệnh khá nhanh, đôi khi trở nên nguy hiểm với các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... nguy cơ bé có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Hiện bệnh này chưa có vắc xinphòng bệnh. Dự báo số mắc tay chân miệng (T-C-M) có nguy cơ gia tăng do tính chất lây truyền, đặc biệt trong các trường mầm non, nhà trẻ.

1. Vậy bệnh tay - chân - miệng là gì:

Bệnh (T-C-M) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên dễ dàng bị nhiễm các virus gây bệnh.Tuy nhiên trên thực tế, những trẻ lớn hơn và ngay cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay - chân - miệng ở trẻ

Một điều may mắn là hầu hết cácdấu hiệu của bệnh( T-C-M) ở trẻ đều rất dễ nhận biết, bao gồm:

+Tổn thương ở da: Xuất hiện mụn nước, da rát đỏ ở một vài vị trí đặc biệt, như vùng họng (tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi), bỏng nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối...

+Sốt: Thường sốt nhẹ. Nếu cơn sốt cao mà các thuốc hạ sốt thông thường không có tác dụng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

+ Một số trẻ có biểu hiện đau miệng, mệt mỏi, nôn ói, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt, quấy khóc, ngủ hay giật mình, lơ mơ...

Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tránh tình trạng lây lan cho cộng đồng, người lớn cần phải chủ động cách ly trẻ mắc bệnh và chỉ cho trẻ đến trường khi đã hoàn toàn khỏi bệnh.

3. Bệnh Tay - chân - miệng lây qua đường nào?

Bệnh có thể lây trực tiếp và gián tiếp:

- Lây trực tiếp: Thông qua đường tiêu hoá khi các bé ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ trẻ mắc bệnh.

- Lây gián tiếp: Qua bàn tay hoặc cầm, nắm vật dụng bị nhiễm virus (thường là đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa), sau đó trẻ vô tình cho tay vào miệng.

Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ:

- Vệ sinh cá nhân kém: Là cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.

- Thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ ở nơi công cộng: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh do tính chất truyền nhiễm dễ lây lan.

4. Phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc xin điều trị bệnh đặc hiệu. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa nên đặc biệt chú ý khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống: Phải ăn chín, uống sôi.

- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn/ ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

- Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa...) với nước hoặc xà phòng, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại bằng nước sạch;

- Tránh tiếp xúc gần như ôm, hôn, dùng chung đồ với các trẻ khác cũng là một cách đểphòng bệnh tay chân miệng;

- Khi trẻ mắc bệnh không cho trẻ đi mẫu giáo, trường học hoặc những nơi đông người cho tới khi khỏi bệnh.

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo, lờ đờ, khó thở...;

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho rồi vệ sinh tay bằng nước và xà phòng;

- Khăn giấy, tã lót đã sử dụng cần được xử lý đúng cách, tránh vứt bừa bãi ra môi trường;

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần theo dõi sát và báo ngay cho y tế nơi gần nhất để có biện pháp theo dõi và xử lý.

- Tăng cường công tác tuyên tryền trên các phương tiên thông tin đại chúng về cách phòng bệnh(T- C-M)nói riêng và các bệnh dịch khác nói chung. Đặc biệtngành y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học.

Bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC